Ngày đăng: 25/05/2021 14:33
- Một vài nét về Hội đồng Bảo tàng Quốc tế – ICOM
Năm 1946, theo sáng kiến của Ông Chauncey J.Hamlin (1881 – 1963) nhà hoạt động Bảo tàng của Mỹ – Nguyên Chủ Tịch Hiệp hội Bảo tàng Mỹ, Hội đồng Bảo tàng Quốc tế được ra đời ( International Council of Mu seums – ICOM).
Kể từ ngày ra đời, Hội đồng Bảo tàng Quốc tế, đặt Trụ sở chính thức tại Thủ đô Pris, nước Cộng hòa Pháp. Ngay từ phiên họp đầu tiên, Hội đồng ICOM đã thống nhất về ngôn ngữ chính thức được sử dụng tại các cuộc họp và trong các văn bản của Hội đồng là tiếng Anh; tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Hội đồng Bảo tàng Quốc tế là tổ chức phi chính phủ của những người làm công tác bảo tàng trên toàn thế giới. Hội đồng bảo tàng quốc tế ra đời với tôn chỉ mục đích, mục tiêu cao cả, đó là: Xem bảo tàng là một thiết chế văn hóa, là phương tiện quan trọng góp phần giao lưu văn hóa, bảo vệ phát huy và làm giàu kho tàng văn hóa của nhân loại; Thúc đẩy sự phát triển khoa học bảo tàng và những vấn đề liên quan đến toàn bộ công tác quản lý hoạt động của bảo tàng; Tạo điều kiện cho sự giao lưu, trao đổi nghề nghiệp của những người làm công tác bảo tàng trên toàn thế giới; Phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tàng; Đào tạo cán bộ; Bảo tồn di sản văn hóa và đấu tranh chống buôn, bán trái phép tài sản văn hóa.
Hội đồng bảo tàng Quốc tế (Itenationan Council of Musums – ICOM) là cơ quan tư vấn của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc – UNESCO và là cơ quan giúp đỡ thực hiện các chương trình về bảo tàng của tổ chức Giáo dục Khoa học, Văn hóa Liên Hiệp Quốc -UNESCO.
Kể từ ngày thành lập đến nay (1946) Hội đồng bảo tàng Quốc tế – ICOM, đã có trên 30 thành viên là tổ chức và cá nhân thuộc 137 Quốc gia và vùng lãnh thổ; Có 117 Uỷ ban Quốc gia và 31 Uỷ ban Quốc tế, Liên minh với 7 Tổ chức Khu vực và Liên kết 17 Tổ chức Quốc tế. Do hoàn cảnh chiến tranh và nhiều nguyên nhân chủ quan khác, mãi đến hơn ½ thế kỷ sau khi ICOM ra đời (1946- 2002) Việt Nam mới có đủ điều kiện gia nhập Hội đồng bảo tàng Quốc tế – COM và sau đó thành lập: Hội đồng bảo tàng Việt Nam – ICOM Viet Nam.
Việt Nam gia nhập Hội đồng bảo tàng Quốc tế là một xu thế tất yếu, đánh dấu sự trưởng thành của hệ thống bảo tàng trong nước, và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập và đổi mới toàn diện đất nước. Đồng thời là nền tảng, cơ sở pháp lý, khoa học với tư cách thành viên của Hội đồng bảo tàng Quốc tế, hệ thống Bảo tàng Việt Nam có điều kiện hòa nhập với hệ thống bảo tàng quốc tế.
- Lịch sử “Ngày Quốc tế bảo tàng” và các Chủ đề hoạt động của ICOM.
Giữa những ngày tháng 5 lịch sử, năm 1977, tại thành phố Lê – Nin – Grat, với tư cách là thành viên chính thức của Hội đồng bảo tàng quốc tế, Nhà nước Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết đã đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ XII của Hội đồng bảo tàng Quốc tế. Tại Hội nghị này theo sáng kiến của Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Hội đồng ICOM đã nhất trí biểu quyết thông qua lấy ngày 18 – 5 hàng năm là “Ngày Quốc tế bảo tàng” (Intenational Museum – Day –IMD).
Trải qua hơn 44 năm kể từ “Ngày Quốc tế bảo tàng” ra đời ( 1946 – 2021), để duy trì, thống nhất và không ngừng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của toàn bộ Hệ thống bảo tàng trên toàn cầu, bắt đầu từ năm 1992, Hội đồng bảo tàng Quốc tế – ICOM đã quyết định hàng năm, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế bảo tàng (18/5) sẽ chọn một Chủ đề cụ thể để tuyên truyền và thống nhất hành động trong toàn bộ Hệ thống bảo tàng trên thế giới. Cụ thể các chủ đề hoạt động cuả ICOM từ năm 1992 đến nay như sau:
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 1992 có chủ đề: “Bảo tàng với môi trường”.
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 1993 có chủ đề: “Bảo tàng với người dân bản địa”.
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 1994 với chủ đề: “Hậu trường trong bảo tàng”.
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 1995 có chủ đề: “Phản ứng và trách nhiệm”.
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 1996 với chủ đề: “Thu hôm nay cho mai sau”.
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 1997- 1998 với chủ đề: “Chống buôn bán trái phép tài sản văn hóa”;
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 1999 với chủ đề: “ Niềm vui khám phá, trải nghiệm”; Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2000 có chủ đề; “ Bảo tàng vì Hòa bình, hòa hợp trong xã hội”;
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2001 có chủ đề: “Bảo tàng xây dựng cộng đồng”.
Ngày bảo tàng Quốc tế năm 2002 có chủ đề: “Bảo tàng và toàn cầu hóa”.
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2003 có chủ đề: “Bảo tàng và những người bạn”.
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2004 có chủ đề: “Bảo tàng với di sản văn hóa phi vật thể”.
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2005 có chủ đề: “Bảo tàng kết nối các nền văn hóa”. Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2006 có chủ đề: “Bảo tàng và giới trẻ”.
Ngày Quốc tế Bảo tàng năm 2007 có chủ đề: “Bảo tàng và di sản phổ quát”.
Ngày Quốc tế Bảo tàng năm 2008 có chủ đề: “Bảo tàng là tác nhân của sự thay đổi và phát triển xã hội”;
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2009 với chủ đề: “Bảo tàng với Du lịch”.
Ngày Quốc tế Bảo tàng, năm 2010 với chủ đề: “Bảo tàng vì sự hài hòa xã hội”. Ngày Quốc tế Bảo tàng năm 2011 có chủ đề: “Bảo tàng và ký ức”.
Ngày Quốc tế Bảo tàng, năm 2012 có chủ đề: “Bảo tàng trong một thế giới đang thay đổi; Thách thức mới, nguồn cảm hứng mới”.
Ngày Quốc tế Bảo tàng, năm 2013 có chủ đề: “Bảo tàng (Ký ức + Sáng tạo = Biến đổi xã hội”.
Ngày Quốc tế Bảo tàng, năm 2014 có chủ đề: “Sưu tập Hiện vật Bảo tàng tạo lập sự kết nối”.
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2015 có chủ đề: “Bảo tàng vì một xã hội bền vững”. Ngày Quốc tế Bảo tàng năm 2016 có chủ đề: “Bảo tàng và phong cảnh văn hóa”. Ngày Quốc tế Bảo tàng năm 2017 có chủ đề: “Bảo tàng và lịch sử tranh tài: Nói những điều không thể nói ra trong bảo tàng”.
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2018 có chủ đề; “Bảo tàng siêu kết nối: Cách tiếp cận mới, công chúng mới”.
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2019,có chủ đề: “Bảo tàng là Trung tâm văn hóa: Tương lai của truyền thống”.
Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2020 có chủ đề: “Bảo tàng Bình đẳng: Đa dạng và Hòa nhập”.
Ngày Quốc tế bảo tàng 18/5 năm 2021, với mục đích nhằm tăng cường, củng cố, sáng tạo mối quan hệ hợp tác hợp tác giữa các bảo tàng; giữa bảo tàng với cộng đồng liên quan và tái khẳng định giá trị thiết yếu của bảo tàng trong sự nghiệp bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa của nhân loại, góp phần vào tiến trình phục hồi, đổi mới và xây dựng một tương lai công bằng và bền vững trong thời kỳ Hậu COVID, Hiệp hội bảo tàng Quốc tế ( ICOM) khuyến khích các bảo tàng hoạt động với chủ đề: “ Tương lai của bảo tàng: Khôi phục và tái định hình” (The Future of Museums: Recover and Reimagine).
Để tương lai của bảo tàng là điểm đến du lịch, là nơi giáo dục truyền thống, nơi lưu giữ bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa… một trong những hoạt động cần được quan tâm đó là:
– Tăng cường, đẩy mạnh công tác nghiên cứu sưu tầm tài liệu hiện vật, làm phong phú thêm giá trị các Sưu tập hiện vật, nhất là các giá trị văn hóa đương đại, đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể (hầu như đang vắng bóng trong các bảo tàng). Đồng thời tăng cường, kêu gọi và tổ chức sự tham gia của cộng đồng đối với mọi hoat động của bảo tàng như hoạt động sưu tầm, hoạt động trưng bày chuyên đề nhất là giới trẻ học sinh,sinh viên; hội ngành nghề, hội cổ vật, hội Cựu chiến binh.
– Nghiên cứu xây dựng các ý tưởng bổ sung, chỉnh lý trưng bày cố định; trưng bày lưu động; ý tưởng trưng bày chuyên đề, tái hiện, phản ánh một cách sinh động, chân thật về các vấn đề của xã hội trong quá khứ và hiện tại, đang được công chúng quan tâm.
– Tăng cường hoạt động ứng dụng kỹ thuật số hóa trong các hoạt động của bảo tàng, nhất là trong công tác Kho bảo quản tài liệu hiện vật; giới thiệu, chuyển tải nội dung trưng bày, hoạt động giáo dục… với công chúng trong không gian số.
– Đẩy mạnh, đổi mới cách thức, hình thức, nội dung công tác truyền thông trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt chú trọng phân loại để thu hút các đối tượng, nhóm cộng đồng trong xã hội cần truyền thông, nhận truyền thông, chuyển tải truyền thông và các đối tượng tham quan tiềm năng trong tương lai…
– Tăng cường phối hợp các hoạt động giao lưu, phối hợp, luân phiên địa điểm trưng bày các chuyên đề với các bảo tàng; Tổ chức các sự kiện văn hóa… tuyên truyền, trưng bày, thực hành ,trình diễn các giá trị di sản văn hóa, nhất là một số giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu…
Chủ động phối hợp với các cơ sở, tổ chức ngành giáo dục triển khai các câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” “ Đưa di sản vào trường học” các chương trình ngoại khóa, trải nghiệm các di sản văn hóa, nhất là di sản văn hóa phi vật thể. Phối hợp ngành giáo dục biên soạn nội dung gắn với chương trình học tập của nhà trường, nhất là về lịch sử, di sản văn hóa địa phương.
– Đổi mới sắp xếp tổ chức hệ thống bảo tàng; Đồng thời đánh giá hiệu quả các hoạt động bảo tàng, nhất là nội dung trưng bày, chất lượng hoạt động phục vụ công chúng. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại cán bộ quản lý chuyên ngành di sản có tâm huyết và nghiệp vụ về công tác bảo vệ phát huy di sản. Nghiên cứu đề xuất, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật cho các hoạt động bảo tàng; Từng bước cải thiện điều kiện phương tiện làm việc…, tổ chức bán vé tham quan bảo tàng nhằm nâng cao cải thiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ viên chức bảo tàng./.
Nguyễn Đức Kiếm
Giám đốc Bảo tàng Nghệ An
[DISPLAY_ULTIMATE_SOCIAL_ICONS]