BẢO TÀNG NGHỆ AN

BỐN MƯƠI NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH.

Nguyễn Đức Kiếm

Giám đốc Bảo tàng Nghệ An

Cách đây hơn 40 năm (1979- 2020), Bảo tàng Nghệ Tĩnh nay là bảo tàng Nghệ An đã ra đời. Có thể khảng định rằng: Năm 1979 là một cột mốc lịch sử đáng trân trọng, đáng ghi nhớ trong mỗi cán bộ bảo tàng nói riêng,Ngành văn hóa tỉnh nhà nói chung. Bảo tàng ra đời, trên quê hương Nghệ An Xô Viết có thêm một thiết chế văn hóa, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, thực hiện đường lối chủ trương của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa.Trong suốt chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, Bảo tàng luôn luôn nhận được sự quan tâm của nhiều thế hệ lãnh đạo các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt để bảo tàng nghệ An có diện mạo quy mô tầm vóc và số lượng tài liệu hiện vật như hôm nay, trước hết công lao thuộc về các thế hệ cán bộ, lãnh đạo, viên chức của Phòng Bảo tàng thuộc Ty văn hóa Thông tin Nghệ Tĩnh,của cán bộ viên chức Bảo tàng Tổng hợp Nghệ tĩnh và nay là Bảo tàng Nghệ An. Hôm nay Bảo tàng Nghệ An với cơ sở vật chất khang trang hiện đại.., chúng ta không thể nào quên những năm,tháng gian khó, cơ sở vật chất Bảo tàng Nghệ Tĩnh với những mái nhà cấp 4 thô sơ,ẩn mình dưới những rặng phi lao trong khu vực thành Vinh cổ kính, cán bộ viên chức Phòng Bảo tàng thuộc Ty văn hóa Thông tin, bảo tàng tổng hợp Nghệ tĩnh..và nay là bảo tàng Nghệ An đã bên nhau đi khắp mọi vùng quê Xứ Nghệ để sưu tầm tài liệu hiện vật, tổ chức trưng bày luu động, tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của đảng nhà nước, góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc. Một cột mốc lịch sử chắc hẳn còn mãi in đậm trong mỗi chúng ta, đó là giai đoạn chia tách tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.Sau 15 năm (1976-1991) bao thế hệ cán bộ lãnh đạo, viên chức chung sống bên nhau dưới mái nhà Ty văn hóa Thông tin Nghệ Tĩnh, Bảo tàng Nghệ Tĩnh, cùng chung một mạch nguồn văn hóa Xứ nghệ, nói sao hết bao kỷ niệm và tình cảm khi chia tay….

Sau khi chia tách tỉnh, giai đoạn từ năm 1992-2002 (trước khi Ban quản lý di tích danh thắng ra đời) Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII – 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, với tầm nhìn rộng hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn, bao quát hơn, khoa học hơn về Văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng,trong giai đoạn này Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An với chức năng nhiệm vụ, vừa làm công tác nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày lưu động, hướng dẫn xây dựng nhà Truyền thống cơ sở vừa làm công tác nghiên cứu kiểm kê, lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích,tu sửa di tích,. Nhiều di tích là Đình, Đền,Chùa, nhà thờ dòng họ Danh nhân đã được kiểm kê, nghiên cứu lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích LS-VH và biết bao lễ hội đón bằng, Lễ hội truyền thống được phục hồi và tổ chức, đã thổi bừng lên sinh khí, làm sống lại, phong phú hơn diện mạo đời sống kinh tế và bản sắc văn hóa trên khắp mọi vùng quê Xứ Nghệ, vốn lâu nay lam lũ và trầm mặc.. Ghi nhận và động viên những thành tích đó, Nam 2009 nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập ( 1979 -2009),Bảo tàng Nghệ An vinh dự được nhà nước đã trao tặng Huân chương lao động hạng III, Bộ văn hóa, Uỷ ban tỉnh Nghệ An tặng nhiều bằng khen.

Cùng với sự chuyển mình trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, được sự quan tâm của lãnh đạo các Bộ ,ban ngành Trung ương của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân và các Sở, ban, Ngành tỉnh Nghệ An, một loạt công trình, thiết chế văn hóa, quan trọng mang tầm cỡ quốc gia của Ngành văn hóa Nghệ An được đầu tư xây dựng,như Quảng trường Hồ Chí Minh, Nhà hát Dân ca, Thư viện…trong đó có Bảo tàng Nghệ An.Bắt đầu từ năm 2000, cơ sở vật chất bảo tàng Nghệ An được mở rộng với tổng diện tích 13.300m2 , đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong đó nhà Kho bảo quản hiện vật 2 tầng có diện 720m2, nhà Trưng bày với quy mô 3 tầng với tổng diện tích 3000m2; Khu dịch vụ bao gồm 600m2 từng bước đi vào hoạt động. Đi liền với việc quy hoạch, đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, năm 2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề cương trưng bày Bảo tàng Nghệ An.Trong đó nội dung trưng bày bao gồm các Chủ đề như sau:

1. Nghệ An thiên nhiên và con người;

2. Nghệ An từ thời tiền sử đến buổi đầu dựng nước;

3. Nghệ An trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc (từ thế kỷ thứ I- 1945);

4. Nghệ An trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhât đất nước (1945-1975);

5 Nghệ An, 1976 đến nay … trong sự nghiệp đổi mới.

Trên cơ sở Đề cương Chính trị, nay gọi là Đề cương Tổng quát nội dung trưng bày (Specific outline of exhibition cotent),và Đề cương chi tiết nội dung trưng bày ( Gene ral outline of exhibition content) đã được Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt năm 2004 & 2005. Đến ngày 18/6/2010 Dự án Trưng bày Nội –Ngoại thất Bảo tàng Nghệ An phê duyệt với tổng mức đầu tư 44 tỷ 200 triệu đồng. Cho đến nay,sau một quá trình thi công, trưng bày Nội thất với các chủ đề nêu trên, cơ bản đã hoàn thành. Có thể khẳng định rằng, trong 40 năm qua,với sự kế thừa,và những đóng góp to lớn, tâm huyết,sự nỗ lực không ngừng, vượt qua mọi khó khăn thử thách của biết bao thế hệ cán bộ, Bảo tàng đã đạt được những kết quả to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Cho đến hôm nay, với số lượng 31.327 đơn vị tài liệu hiện vật tiêu biểu có giá trị LSVH , hàng chục bộ sưu tập hiện vật quý hiếm, và 3 Bảo vật Quốc gia được nhà nước công nhận, cùng với quy mô, diện tích, nhà Kho bảo quản, nhà Trưng bày, khu Dịch vụ 600m2 và các công trình phụ trợ… hiện có, Bảo tàng Nghệ An trở thành một trong những bảo tàng cấp tỉnh đứng tốp đầu trong khu vực Bắc Trung bộ,và trong thời gian không xa sau khi hoàn thiện trưng bày đồng bộ Nội – Ngoại thất, Bảo tàng Nghệ An sẽ trở thành một trong những bảo tàng cấp tỉnh đứng tốp đầu của cả nước, có đủ điều kiện đạt Bảo tàng hạng 1 theo tiêu chí Luật di sản văn hóa, trở thành một trong những điểm du lịch văn hóa hấp dẫn trên quê hương Bác Hồ kính yêu.

Để Bảo tàng Nghệ An có được những kết qủa và thành công như ngày hôm nay là biết bao công sức, tiền của đóng góp của nhân dân; là tâm huyết, trí tuệ của biêt bao thế hệ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Ngành văn hóa nói chung, của bảo tàng Nghệ An nói riêng . Bảo tàng Nghệ An, xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của cac đồng chí lãnh đạo tỉnh, các đồng chí lãnh đạo Ban, Nghành Trung ương… các đồng chí lãnh đạo Ngành văn hóa qua các thời kỳ. Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, hợp tác, phối hợp hỗ trợ nhiệt tình có hiệu quả của các tổ chức trong nước và quốc tế, các Bảo tàng Trung ương, bảo tàng tỉnh bạn. Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ,phối hợp của UBND, Phòng văn hóa,Trung tâm văn hóa các huyện thành thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ đồng hành của các cơ quan báo chí và truyền thông đối với bảo tàng trong thời gian qua. Bảo tàng Nghệ An xin được tri ân công lao của biết bao thế hệ lãnh đạo các cấp các ngành Trung ương và địa phương, của các thế hệ cán bộ, viên chức và người lao động, đã có nhiều đóp góp để bảo tàng Nghệ An có diện mạo và tầm vóc như ngày hôm nay.

Nhìn lại chặng đường 40 xây dựng và phát triển chúng ta phấn khởi và tự hào về những gì Bảo tàng Nghệ An đã đạt được trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản của quê hương đất nước. 40 năm qua, một chặng đường không dài không lớn so với bề dày truyền thồng lịch sử văn hóa và tầm vóc của quê hương Xứ Nghệ, nhưng những thành quả đạt được trong 40 năm qua sẽ là điểm tựa vững chắc, là hành trang đầy đủ để Bảo tàng vững bước hướng tới tương lai.. Trước mắt bao công việc đang bộn bề dang dở.., nhưng mục tiêu, định hướng phát triển đã được xác định, chúng ta hoàn toàn tin tưởng với thành quả và truyền thống 40 năm qua của các thế hệ cán bộ bảo tàng đã tâm huyết và dày công vun đắp, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ban ngành, trung ương địa phương, nhất định Bảo tàng Nghệ An sẽ vượt qua mọi khó khăn,thử thách xây dựng bảo tàng nghệ An trở thành một địa chỉ văn hóa là điểm giáo dục truyền thống, nơi kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời là điểm tham quan du lịch văn hóa hấp dẫn trong “hành trình di sản văn hóa miền Trung” và của cả nước./.

Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn."

Hồ Chí Minh

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial