Tháng 7 – Tri ân

Ngày đăng: 08/07/2021 15:07

“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống tốt đẹp có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam được nhân dân ta kế thừa và phát huy từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tiêu biểu nhất.

CTHCM và các đại biểu viếng liệt sỹ ở chiến khu Việt Bắc trước khi khai mạc ĐHthông nhất Việt Minh- Liên Việt tháng 3 năm 1951.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu viếng liệt sỹ ở chiến khu Việt Bắc trước khi khai mạc ĐH thống nhất Việt Minh- Liên Việt tháng 3 năm 1951

Cách mạng Tháng Tám thành công, hai năm sau, ngày 27-7-1947, Nhà nước ta tổ chức “ Ngày thương binh toàn quốc”. Ngày 27-7-1948, Bác Hồ đã viết lời kêu gọi nhân Ngày thương binh- Liệt sỹ: “ Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho Lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do…” (Những lời kêu gọi của Hồ chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội.1962, tr.7.). Người nhắc: Bổn phận của chúng ta là phải đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ, để vượt tất cả mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã chuyển lại cho chúng ta”( Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, t.7)

Trước khi “từ biệt thế giới này”, tháng 5 năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thêm mấy điểm vào bản Di chúc lịch sử. Trong mấy điểm ấy, Người căn dặn toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta: « Ngay sau khi cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công việc đầu tiên đối với con người là chăm lo cho thương binh và những người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước » ( Trích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bản viết tháng 5 năm 1968).

Từ đó đến nay, hàng năm, cứ đến ngày 27 tháng 7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại nhớ đến Bác – Người cha già của dân tộc. Theo tư tưởng và sự chỉ đạo của Người, Đảng và nhân dân ta luôn thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, thực hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”, ăn quả nhớ kẻ trồng cây đối với các anh hùng, thương binh, liệt sỹ và người có công với nước.

Là một địa phương có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng qua hai cuộc kháng chiến, Nghệ An có hơn 596.000 người tham gia vào lực lượng quân đội; 37.000 người tham gia vào lực lượng TNXP; hơn 15.000 người đi dân công hỏa tuyến. Tỉnh Nghệ An có 45.230 người được công nhận liệt sỹ; 42.000 người được công nhận thương binh; 17.000 người được công nhận bệnh binh; hơn 1000 Bà mẹ được tặng danh hiệu Mẹ VNAH 162 đơn vị 66 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

đoàn đại biểu tỉnh nghệ an dâng hương 2 nghĩa trang quốc gia - thanh chung.JPG

Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An dâng hương tại nghĩa trang Trường Sơn

Do đó, công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” luôn được Đảng bộ, chính quyền các tầng lớp nhân dân xác định là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Hiện nay, Nghệ An là một trong những tỉnh đi đầu thực hiện tốt phong trào “ Đền ơn đáp nghĩa”. Phong trào này đã trở thành một hoạt động thường xuyên và ngày càng được xã hội hóa sâu rộng.

Thanh niên Nghệ An ân cần thăm hỏi thân nhân các chiến sỹ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma (1).JPG

Thanh niên Nghệ An ân cần thăm hỏi thân nhân các chiến sỹ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma

Đặc biệt, mấy chục năm qua, hơn 12.000 hài cốt liệt sĩ là chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên đất nước bạn Lào đã được tìm kiếm, cất bốc đưa về đất mẹ, an táng tại các nghĩa trang trong tỉnh. Ngoài ra đã tổ chức bàn giao hơn 900 hài cốt liệt sĩ xác định được danh tính, để gia đình thân nhân các liệt sĩ đưa về quê hương an táng.

Đoàn quy tập Bộ CHQS tỉnh băng rừng tìm kiếm, quy tập liệt sỹ tại Lào..JPG

Đoàn quy tập Bộ CHQS tỉnh Nghệ An băng rừng tìm kiếm, quy tập liệt sỹ tại Lào.

Trong số khoảng 45.230 người được Nhà nước công nhận là liệt sỹ của tỉnh Nghệ An, có rất nhiều người hy sinh trên các chiến trường nhưng đến nay hài cốt của họ dù được toàn Đảng, toàn quân quan tâm tìm kiếm, cất bốc, nhưng vì nhiều lý do vẫn chưa thể quy tập, xác minh hết. Trong quá trình tìm kiếm, các đội quy tập mộ liệt sỹ của tỉnh Nghệ An đã tìm thấy nhiều di vật nằm cùng hài cốt liệt sỹ. Có những di vật còn đầy đủ tên tuổi, có những di vật lại chỉ còn là những mảnh vỡ vụn hay đơn thuần chỉ là dòng tin không đầu không cuối… nhưng ẩn đằng sau nó là những cuộc đời, những lý tưởng sống cao đẹp, là tình yêu tha thiết vớiTổ quốc, quê hương, gia đình. Di vật của liệt sỹ nhắc nhớ về một giai đoạn hào hùng mà bi thương của dân tộc chúng ta cần phải làm làm nhiều hơn nữa để xoa dịu nỗi đau chiến tranh, tìm lại tên danh tính

GHÉP ẢNH BI ĐÔNG GẠCH NGANG.jpg

Nhân kỷ niệm lần thứ 74 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2021), Bảo tàng Nghệ An điểm lại một số hình ảnh về các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” như một nén tâm hương thành kính thể hiện lòng biết ơn sâu sắc trước sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sỹ cho độc lập tự do của Tổ quốc.

Chi hội 3- Hội LHPN Thị trấn Đô Lương với phong trào Áo lụa tặng bà nhân dịp kỷ niệm ngày 277.png

Chi hội 3- Hội LHPN Thị trấn Đô Lương với phong trào “Áo lụa tặng bà” nhân dịp kỷ niệm ngày 27-7

Đc Hải Yến- Giám đốc nhà VHTN Việt Đức trao quà 27-7 cho con thương binh trên địa bàn Phương Quang Trung, Phường Lê Mao và nhà VHTN Việt Đức.JPG

Đ/c Hải Yến- Giám đốc nhà VHTN Việt Đức trao quà 27-7 cho con thương binh trên địa bàn Phương Quang Trung, Phường Lê Mao và nhà VHTN Việt Đức

IMG_5579.JPG

Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách

ký kết biên bản bàn giao và bản ghi nhớ phối hhợp tìm kiếm cất bốc hài cốt quân tình nguyện và chuyên gia Vn tại Lào.JPG

Lễ ký kết biên bản bàn giao và bản ghi nhớ phối hợp tìm kiếm cất bốc hài cốt quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào

                                                                                                                                             Phan Thị Hà Long

Phó Giám đốc Bảo tàng Nghệ An

Social media & sharing icons powered by UltimatelySocial